Trải nghiệm học ở Writing On The Net có gì đặc biệt?

Writing On The Net là một khoá học trực tuyến sử dụng mô hình cohort-based và thử thách 30 ngày nhằm giúp học viên hoàn thành mục tiêu học tập cũng như kết nối với những bloggers cùng chí hướng trong cộng đồng.

Writing On The Net giúp học viên:

1. Vượt qua nỗi sợ xuất bản

2. Bắt đầu hành trình viết lách online bền vững

Mô hình cohort-based là gì?

Là trải nghiệm học tập có giới hạn về mặt thời gian (time-bound), được hướng dẫn bởi Người đồng hành có chuyên môn và kinh nghiệm (expert-led), và bao gồm không gian học tập nơi học viên truyền động lực và cùng nhau học tập, chiêm nghiệm và trao đổi (peer-driven).

Mô hình học cohort-based có tỉ lệ hoàn thành cao do học viên tiếp thu kiến thức và thực hành cùng cộng đồng, giúp họ có nhiều động lực và trách nhiệm với bản thân hơn để hoàn thành khoá học.

Ở khoá Writing On The Net #2, gần 60% học viên hoàn thành 25/30 bài viết và 78% học viên của Writing On The Net #2 hoàn thành 15/30 bài viết trở lên.

Trong khi đó, mô hình học trực tuyến MOOC (Massive Open Online Course) như Coursera hay EdX thường có tỉ lệ hoàn thành trung bình dưới 5%. Trang Inside Higher Ed cho biết tỉ lệ hoàn thành của các khoá học MOOC năm 2017-2018 là 3.13% (nguồn).

Khi học trực tuyến trên các nền tảng MOOC, học viên thường gặp phải những khó khăn sau đây:

・Không có deadline “cứng”, học lúc nào cũng được = không học lúc nào

・Không có cộng đồng học cùng, dễ mất động lực dẫn tới bỏ cuộc dễ dàng

・Không có người trực tiếp nhắc nhở và truyền đạt kiến thức, dễ dàng thoả hiệp với bản thân khi dừng học

・Các nền tảng học tập trực tuyến hiện tại không được thiết kế để học sinh tương tác với nhau, và giáo viên, khiến cho lớp học trở nên nhàm chán và dễ mất tập trung.

Mô hình cohort-based ở WOTN trông như thế nào?

Ở Writing On The Net, chúng mình thiết kế trải nghiệm học với những yếu tố sau đây để đảm bảo học viên có một trải nghiệm học nhiều năng lượng, sự khích lệ và ý nghĩa.

Yếu tố 1: Cộng đồng

Đến với Writing On The Net, học viên sẽ học tập và viết hàng ngày trong một cộng đồng các bloggers cùng chí hướng. Mọi người cùng nhau đi đến đích hoàn thành 30 ngày viết và xuất bản liên tục. Hàng ngày, không học viên nào đang phải viết lẻ loi một mình.

・Một cộng đồng theo sau cổ vũ và thúc đẩy học viên, luôn ở đó mỗi khi học viên cần

・Discord của khoá học nơi học viên có thể chia sẻ những khó khăn và chiến thắng dù to hay nhỏ với các đồng môn của mình

・Một cộng đồng bao gồm bloggers với những suy nghĩ, góc nhìn và trải nghiệm khác nhau giúp học viên có cơ hội học hỏi cách viết và tư duy của các đồng môn

Bên cạnh đó, ở các buổi học trực tuyến của cả lớp, Người đồng hành sẽ chia sẻ những khoảnh khắc khác nhau trong cộng đồng để học viên luôn cảm thấy họ là một phần ở đây.

Yếu tố 2: Tính trách nhiệm (Accountability)

Để giúp học viên có trách nhiệm với việc học của mình, Writing On The Net tạo ra mạng lưới Student Success Leaders (SSLs). SSLs là những học viên cũ đã xuất sắc hoàn thành khóa học và thử thách, quyết định quay trở lại để giúp đỡ những “thế hệ bloggers” tiếp theo.

Với trải nghiệm của mình, SSLs là những người hiểu những khó khăn và thắc mắc của học viên nhất. Mỗi học viên sẽ được ghép với một SSL từ ngày đầu tiên, và nhận được sự giúp đỡ phù hợp xuyên suốt khóa học.

Trên Discord và ở các buổi học trực tuyến, học viên cũng sẽ nhận được những chia sẻ kinh nghiệm và lời động viên từ Người đồng hành mỗi khi các bạn gặp phải khó khăn xuyên suốt thử thách, bất kể là về mặt tâm lí hay quy trình viết.

Yếu tố 3: Nền tảng học tập trực tuyến vui!

Chúng mình hiểu là học trực tuyến nhiều khi không được vui và hiệu quả như học trực tiếp khi học viên và Người đồng hành được học cùng nhau ở một không gian.

Vì vậy, chúng mình cố gắng tìm kiếm những công cụ, nền tảng khác nhau để mang đến cho học viên một không gian học trực tuyến vui và nhiều tương tác nhất có thể.

Butter: nền tảng học online

Bên cạnh giao diện đẹp, vui nhộn, Butter có các tính năng như ghi chú, poll, thả emoji, theo dõi thời gian và lịch trình buổi học, giúp cả người học và người điều phối có một thời gian học nhiều tương tác.

Buổi học cuối cùng của khoá WOTN#2

Discord: nền tảng trao đổi, thảo luận

Để hỗ trợ học viên trong việc trao đổi và giao tiếp giữa các bạn học viên với nhau cũng như giữa học viên và ban tổ chức của khoá học, MỞ sử dụng nền tảng Discord. Với Discord, học viên có những kênh (channel) với mục đích khác nhau để trao đổi thông tin, chia sẻ tài liệu, giải đáp thắc mắc hay thảo luận về những chủ đề liên quan hoặc bên cạnh các chủ đề của khoá học. Hơn nữa, Discord còn cung cấp nhiều tính năng hữu ích như gọi thoại, gọi video và chia sẻ màn hình để giúp các bạn học viên có thể trao đổi và học tập cùng nhau một cách dễ dàng và thuận tiện hơn.

Notion: nền tảng trình bày và lưu trữ học liệu

Notion là nơi học viên có thể xem lại tất cả những học liệu quan trọng của khoá học trong cùng một trang như ảnh dưới đây.

Tại sao lại là mô hình thử thách 30 ngày?

Với mục tiêu giúp học viên vượt qua nỗi sợ xuất bản cũng như xây dựng được cho bản thân một quy trình viết bền vững, mô hình viết 30 bài trong 30 ngày được thiết kế để giúp học sinh thử thách bản thân, vượt qua nỗi sợ xuất bản, xây dựng thói quen viết và ý chí hướng tới mục tiêu của mình.

Thử thách khuyến khích học viên cam kết thực hiện thói quen viết và xuất bản hàng ngày trong 30 ngày liên tục, bất kể chất lượng bài viết của bạn như thế nào. Học viên sẽ ngừng trì hoãn việc viết online và học cách kiên trì với bản thân, với quá trình viết và phát triển của mình xuyên suốt 30 ngày.

Đây là một mô hình học không hề dễ dàng nhưng chúng mình đã thiết kế một cộng đồng học supportive cũng như không gian học vui, tràn đầy năng lượng để giúp học viên vượt qua thử thách.

Tham gia Writing On The Net ngay bây giờ
MỞ - Mơ và Hỏi
Nơi mỗi người trẻ được mơ,
được học và được kết nối